Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Cảnh giác với 7 laọi thực phẩm làm giảm khả năng "Yêu" của bạn


Cảnh giác với thực phẩm làm giảm khả năng "yêu"




Những thực phẩm như cam thảo, rau mùi, nội tạng động vật… tưởng chừng như vô hại nhưng lại khiến cho “chuyện ấy” của hai giới bị đe dọa nghiêm trọng.

>> Làm gì khi bị kim tiêm đâm?


>> Bí quyết đánh thức đôi mắt rạng ngời

>> Những phiền toái đáng ghét




Phomat

Hầu hết các pho mát đều làm từ sữa bò và những con bò sữa này lại được điều trị bằng các thuốc kháng sinh và hormon tăng trưởng khác, nếu dùng các sản phẩm sữa này quá nhiều sẽ làm mọi người tăng sự tiếp xúc của các chất độc trong cơ thể, ảnh hưởng đến việc sản xuất các hormon giới tính, tích lũy xenoestrogens – gây rối loạn chức năng tình dục.

Nội tạng động vật

Cảnh giác với thực phẩm làm giảm khả năng                                                           
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây cho thấy, trong nội tạng của lợn, bò , dê, cừu đều có chứa hoặc ít hoặc nhiều kim loại nặng Cadmium. Khi chúng ta bồi bổ cơ thể bằng những thực phẩm này đồng thời cũng “bồi bổ” cả cadmium vào trong cơ thể. Hậu quả là rất có thể gây ra vô sinh.

Thực nghiệm khoa học đã chứng minh, cadmium cũng gây thương tổn cho nhiễm sắc thể, gây khó thụ tinh.

Đậu phụ - đậu nành

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc đại học Harvard từ năm 2000 đến 2006 trên 99 nam giới cho thấy, những nam giới thường xuyên ăn đậu phụ hoặc các chế phẩm từ đậu phụ sẽ có lượng tinh trùng giảm đáng kể so với những người ít ăn đậu phụ.

Mặc dù sữa đậu nành cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe tiềm năng, nhưng nó có thể có tác dụng phụ tiêu cực đối với nam giới khi tiêu thụ với lượng lớn. Một số nghiên cứu cho thấy rằng liều lượng lớn của đậu nành có thể làm giảm chức năng của dương vật.

Bột ngọt

Được sử dụng như một phụ gia thực phẩm trong thực phẩm đóng gói và tại các nhà hàng để mang lại một hương vị. Mặc dù nó có thể góp phần hướng tới hương vị trong một số loại thực phẩm khiến bạn ăn ngon miệng. Nhưng nó rất ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các chuyên gia y tế nói rằng, tiêu thụ bột ngọt có thể gây ra trầm cảm, các vấn đề nhận thức và mối quan tâm tim mạch. Não yếu, trầm cảm có thể dẫn đến sự sụt giảm ham muốn tình dục.

Cam thảo

Cảnh giác với thực phẩm làm giảm khả năng

Gần đây, các kết quả nghiên cứu của Iran cho biết, cam thảo là loại dược thảo có ảnh hưởng xấu đến khả năng tình dục của cánh mày râu. Do chất acide glycyrrhizic chứa trong cam thảo đã làm giảm đáng kể lượng kích thích tố sinh dục nam testosteron khiến cho chuyện chăn gối bị suy giảm.

Rau mùi

Rau mùi làm ức chế testosterone khiến cho ham muốn tình dục cả hai giới suy giảm. Vì thế rau mùi nên được các bà nội trợ Việt Nam và Mexico cân nhắc kĩ trước khi thêm vào thực đơn bữa tối.

Khoai tây chiên

Dầu dùng để chiên khoai tây luôn ở nhiệt độ rất cao. Sự kết hợp của các loại mỡ xấu với nhiệt độ cao có thể dẫn đến thiệt hại oxy hóa của các mô và tế bào của các cơ quan của bạn, can thiệp với quy định hormone sinh dục.

>> Sự vật vã của các cô gái tân thời


>> Uất hận khi biết chồng 'bóc bánh trả tiền'

>> 7 năm chịu đựng chồng cặp bồ nhiều người



Hương Huyền  

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Hồi ký bên bỏ cuộc


Hồi Ký Bên Bỏ Cuộc...viết theo đơn đặt hàng của Thọ đại tá.


Hè 74…
1…
Thằng Khánh khóc ré lên càng làm cho mọi người thêm căng thẳng, đã 2 tiếng trôi qua mà vẫn chưa thấy bóng dáng của thiếu tá Định, người sẽ lái chiếc máy bay di tản. Hanga nóng kinh hồn, ai nấy đều ướt sũng mồ hôi nhưng miệng thì khô khốc vì thiếu nước uống. 13h30 thiếu tá Định điện lại báo sẽ đến trong vòng 30 phút nữa và bảo mọi người chuẩn bị lên đường. Đúng lúc đó thì thằng Khánh lại khóc, nhưng lần này thì khác. Nó sốt rất cao, mặt đỏ lừ. Mợ hắn hoảng hốt bảo cậu: thôi quay về để đưa nó vào bệnh viện. Thế là cả nhà 6 mạng người lên xe quay lại để cứu thằng nhỏ, em cô cậu ruột với hắn và đồng thời chấp nhận đối mặt với một tương lai bất định. Năm đó hắn 16 tuổi, còn thằng Khánh còn chưa tròn năm, nó là út cầu, út khấn sau 2 chị nên được coi như vàng như ngọc.
Vì lúc đó không tìm được bác sỹ nên mợ chỉ ghé mua thuốc hạ sốt cho nó uống rồi quay về nhà. Số phận trớ trêu, về tới nhà chỉ vài giờ sau là nó khỏe mạnh bình thường. Điện lên sân bay thì họ đã bay mất rồi, giống như một kiểu trò đùa của số phận mà mãi đến bây giờ gia đình hắn cũng không biết nên cười hay khóc. Vì chỉ 2 năm sau là thằng Khánh đã mất, vì té từ lầu 5 chung cư xuống đất. Chắc trong nhà buồn nên nó mới bò ra ban công và thò đầu ra ngoài dòm xuống đất, rồi cứ thế mà rơi tự do, không dây bảo hiểm, không dù và cả không lăn tăn điều gì về việc làm sao để có miếng ăn cho qua ngày đoạn tháng. Cái việc mà cả nhà đang làm khắp thành phố chết đói này, mỗi người một hướng, một việc. Bỏ nó lại nhà một mình, buồn tẻ, cô độc.
Sau tai nạn, mợ hắn như người điên; bà chả màng tới gì khác, ngày ngày tụng kinh gõ mõ để cầu cho linh hồn bé nhỏ siêu thoát. Có khi còn quên là mình đã ăn gì chưa, khi bọn hắn đi làm về đem theo khi miếng thịt, khi gói xôi mặn hoặc là trái dưa lê mà ngày thường mợ rất thích ăn.
18 năm sau họ lại đi, lần này thì không có hắn và đi bằng đường biễn. Một chuyến đi dài, nhưng tương đối thành công. Không gặp cướp, không sóng to bão lớn nhưng mệt mỏi rã rời vì tới gần 1 tháng lênh đênh ngoài khơi mới được tàu rước. Thế là cả nhà cậu mợ định cư ở Mỹ từ đó, bắt đầu một cuộc sống mới. Hoàn toàn lạ lẫm, lạ từ món ăn, thức uống, cho tới con người. Đất nước gì kì cục, không có chợ, không hàng xóm, đi thiệt xa mới tới được chổ làm. Còn kiếm được người nói chuyện và quán café thì còn khó hơn tìm việc làm, lời của 2 bà chị kể trong thư gửi cho hắn. Hai bà chị của hắn đều được đi học tiếp tục với sự trợ giúp của chính phủ, rồi như bố mẹ của họ ngày trước. Họ lại ra làm việc cho chính phủ liên bang sau khi học xong, còn cậu mợ giờ đây đã nghĩ hẳn, ở nhà hưởng trợ cấp chính phủ. Ngày xưa, cậu là trung tá chỉ huy phó tiếp vận vùng 3 chiến thuật, đại loại là một cơ quan hậu cần ngày nay. Còn mợ là thông dịch viên của USAID, cho nên 2 người sống khá thoải mái với tiền hưu của mình mà không cần hai chị giúp đở.

Làm lính
2…
Ngay lúc được đưa về doanh trại là hắn đã nhận biết được khu vực quen thuộc này, nhưng không ngờ lại được phân ở ngay chính ngôi nhà ngày xưa. Ngôi nhà mà cậu mợ hắn được phân trong khu vực sỹ quan cao cấp của chế độ cũ. Chỉ còn có cái xác không, nhưng với hắn nó tràn đầy kỉ niệm; chổ góc nhà nơi để cái máy giặt vẫn còn dấu vết mà hắn để lại khi chạy giởn đã té vào làm bễ một mảng tường; bọn hắn, là hắn và 2 bà chị đã lấy hồ trét lên nhằm phi tang. Hậu quả là một trận đòn nhớ đời. Còn trước sân nhà vẫn còn chậu mai già, nay tuy đã sứt mẻ nhưng vẫn còn nguyên vẹn. Hắn chờ lúc vắng người đào lên thì quả lựu đạn ấy vẫn còn nguyên chổ cũ. Năm xưa hắn đã lén lấy nó trong kho của quân đội khi đi cùng cậu, chỉ mới có 3 năm nên trông nó vẫn còn nguyên vẹn như hồi mới chôn.
Trong cái lý lịch của hắn, hầu như không có gì xấu. Vì cậu là bà con bên ngoại nên chỉ cần khai tên họ mà không cần phải nói rõ là sỉ quan quân đội chế độ cũ. Hồi đó hình như họ chỉ quan tâm tới bên nội, cho nên sự kiện hắn được về cơ quan Bộ tư lệnh cũng là việc lạ. Nó xác nhận, à thằng này phe ta…Nhưng chỉ tới đó, làm công việc gác cổng nơi các VIP làm việc. Thời điểm đó hắn có cái may mắn quen dì Hai người đồng hương Vỉnh Long, dì là người nấu ăn trong bếp cao cấp. Trong quân đội người ta chia ra làm 3 loại bếp ăn: tiểu táo dành cho sĩ quan cao cấp(đại tá trở lên), kế tiếp là trung táo (từ thiếu tá đến thượng tá) , còn đại táo là dành cho lính và sĩ quan cấp thấp (đại úy trở xuống). Trừ bếp tiểu táo được phục vụ riêng, còn 2 bếp kia đều phải đi đến nhà ăn tập trung.
Bởi vậy tuy mang tiếng đi lính ăn uống thiếu thốn chứ hắn rất khỏe, nhờ tối nào cũng được dì Hai bồi dưởng. Chuyện đời hể ăn no thì sanh tật, làm lính kiểng chưa được bao lâu là hắn đã có bồ. Một em lính thông tin, người Quảng Nam xinh đẹp và phốp pháp. Và y như rằng cứ hễ điểm danh thiếu hắn là thiếu em, 2 đứa trốn bụi trốn bặm để tư tình. Cả Bộ tư lệnh đều biết, thế là vào một buổi chào cờ sáng thứ hai, hắn được nghe đọc quyết định điều sang đơn vị chiến đấu: trung đoàn G, loại thiện chiến, chịu chơi và liều mạng có tiếng. Với ông xếp có biệt danh Thí!
Ngày đầu sang nhận nhiệm vụ ở đơn vị mới hắn đã quyết định đào ngũ, nhưng hình như tay chính trị viên đại đội người Hải Phòng đọc được trong đầu hắn vậy. Gã đưa hắn lên đường ngay mà không cho có thời gian chuẩn bị gì cả, trực chỉ Xiêm Rệp, đến đó rồi còn phải lội bộ gần 20 km đường rừng mới về tới doanh trại, một đại đội trinh sát, chuyên luồn rừng nắm tình hình địch và tránh đụng độ, tuy rằng thỉnh thoảng vẫn có thằng cáu sườn quất một đám Pôn Pốt chừng 3,4 mạng rồi chém vè. Báo hại cả đơn vị phải di chuyển ngay lập tức.
Hắn không phải dạng thiếu niên anh hùng như phim ảnh vẫn chiếu trong các buổi mà đơn vị được chiêu đải. Trái lại là đằng khác, hắn thuộc loại nhát vì rất sợ chết. Thường hành quân tổ 3 người làm nhiệm vụ, hắn luôn đi giửa. Cho tới một hôm đang theo dõi một đơn vị pháo của Pôn Pốt thì tổ của hắn bị lộ. Cả 3 thằng cùng tản ra theo 3 hướng, như kế hoạch đã được định trước. Hắn lại may mắn lần nữa, khi hướng bọn chúng truy đuổi lại là hướng khác. Qua hôm sau, tin tức mà tổ trinh sát khác đem về thật đau xót: một thằng bị bắt mang đi, còn thằng kia bị thương khi bắn nhau với bọn chúng đã bị treo cổ lên cây thốt nốt. Bọn hắn được lệnh phải đem xác nó về bằng mọi giá, kế hoạch dương đông kích tây được vạch ra. Đồng thời vũ khí bí mật cũng được đem ra xài, đó là một giàn rocket đặt trên trực thăng được chế lại. Khi bắn nó sẽ đi ngang và bay tầm thấp khoảng đọt cây, Khi phóng nó sẽ phát ra âm thanh rất ghê rợn do đó hiệu quả rất  cao vì bọn lính Pon pốt rất nhát và sợ ma. Kế hoạch thành công, khi đem xác thằng bạn về mình mẫy nó vẫn còn ấm chứng tỏ nó chết chưa lâu. Bọn Pon Pốt hay chơi trò đó, bắt được quân ta là dùng lá thốt nốt cứa cổ rồi treo lên lên cây. Một cái chết chậm, thật chậm….máu chảy từng giọt từng giọt, cho tới khi chết có khi tới mười mấy tiếng đồng hồ.
Sau vụ đó hắn mất tinh thần thấy rõ, hình như nhận biết điều đó nên xếp hắn đã đưa hắn đi học trường quân chính quân khu. Một cách giúp hắn thoát khỏi chốn địa ngục trần gian, cho tới giờ hắn vẫn còn nhớ ơn ông vì điều ông đã làm cho hắn. Vì theo lẽ, chỉ những người có công trạng, chiến đấu anh dũng mới được đưa đi đào tạo.
Ngày lên đường về nước, hắn đã ôm hết những đồng đội và cám ơn từng người vì đã không phản đối quyết định của xếp. Chắc họ cũng hiểu có để hắn lại cũng không giúp ích gì cho đơn vị, mà có khi lại còn gây thêm phiền phức.


Hồi ký Bên Bỏ Cuộc tập 2: Vàng và máu…(tính đề tựa tập nầy là Giải Phóng, nhưng Huy Đức ra trước rồi he he he)









Sau sự kiện 1975, may mà gia đình tôi không phải đi kinh tế mới. Mà cũng hổng hiểu là may hay là vì nhà mình không nằm trong quy hoạch. Thật sự mà nói thì vào thời đó, ngoài ngôi nhà nho nhỏ chừng 40 mét vuông trong trại gia binh, và chiếc xe đạp mà má tôi đi dạy thì chẳng còn gì đáng giá.
Má tôi đi dạy cách nhà chừng 4,5 cây số nên việc nhà như đi chợ nấu cơm, trông em đều do một tay tôi làm. Lúc đó nhỏ em gái còn nhỏ, nó mới có 5 tuổi, và tất cả những gì nó làm được là ngồi xếp hàng mỗi khi mua gạo, nhu yếu phẩm. Nhớ lại thật mắc cười, nhà tôi đâu có ai hút thuốc vậy mà kỳ nào cũng mua được mấy gói để bán kiếm chút tiền ăn hàng.
Được đâu mấy tháng thì tôi chịu hết xiết, nhân lúc ông cậu rủ về quê mần ruộng liền vọt theo. Nhỏ lớn toàn ở thành thị giờ dìa quê cái gì cũng lạ nên khoái lắm, thời gian đầu thật đúng là vui. Ngoài tôi và cậu còn có ông anh bà con nhỏ hơn tôi 2 tuổi, 2 thằng rất thân nên toàn xưng hô mày tao, cho tới khi tôi cưới vợ có khi còn quên.
Về dưới 3 cậu cháu cất căn nhà nhỏ lợp tôn trên mảnh đất hương hỏa của ông bà để lại, ngoài ra còn miếng đất vườn hơn mẫu ở đằng sau. Tới đây phải nói thêm 1 chút về quá khứ cho các bạn dễ hình dung. Bà cố tôi ngày xưa có thể gọi là địa chủ, ruộng vườn thẳng cánh cò bay. Nghe má tôi kể lại tới mùa thu hoạch xoài cát, ghe bầu cở lớn đậu đầy bến sông đông vui không kể xiết.
Nhưng tới đời ngoại tôi thì bị chương trình người cày có ruộng của ông Thiệu lấy hết, họ chỉ còn chừa lại miếng đất hương hỏa, trên đó có mấy cái mả của ông bà dòng họ. Là miếng mà 3 cậu cháu tôi đang ở lúc đó, bà ngoại kể lại và cho chúng tôi xem nắm giấy mà họ đền bù. Cứ mỗi tờ vậy trị giá là 1 trăm ngàn đồng, cứ mỗi năm đem 1 tờ tới ngân khố mà lãnh, bất cứ chổ nào cũng được. Anh ở Cần Thơ mà lãnh ở Nha Trang cũng được, bất cứ chổ nào có ngân khố quốc gia. Nhưng cũng chỉ lãnh được có vài lần thì giải phóng, thế là mất hết, mất tất cả tâm huyết của dòng họ trong mấy đời liền khai phá, mở rộng, bồi dưỡng, vun đắp.
Vào cái thời bị người cày có ruộng lấy đất, thì mẫu hai đất hương hỏa đó được bà ngoại tôi ủy thác cho gia đình người tá điền thân cận lâu năm trông nom chăm sóc dùm. Coi như họ canh tác luôn trên đó rồi cuối năm thu hoạch được thì đem qua cho bà một ít gọi là, chứ cũng không có hạn mức cụ thể. Lúc đó chiến tranh ác liệt và vùng đó được gọi là vùng xôi thịt, cộng sản quốc gia xen kẽ bắn nhau hà rầm nên cả nhà ngoại tôi mới tản cư về bên Cần Thơ mà sinh sống.
Khi 3 cậu cháu tôi về thì ông Bảy (là người tá điền đó, ông rất tốt) rất vui vẻ tiếp đón khi nghe cậu tôi nói mục đích của mình, và còn sai mấy người con trai cũng trạc tuổi tôi sang phụ việc cất nhà, đào mương. (là cái mương nước thông với sông cái để chứa ghe xuồng và cả cá nữa, mỗi khi muốn bắt cá chỉ cần dùng lưới chận lại rồi tới nước ròng là tha hồ bắt cá từ sông lạc vào)
Rồi một sự kiện làm thay đổi tất cả, em trai của bà Bảy theo du kích đã lâu nay trở về quê làm bí thư huyện ủy. Ngay sau đó thằng con lớn của ông Bảy được cho làm xã đội trưởng uy quyền súng ống đầy mình. Lúc nầy ông Bảy già yếu lắm rồi nên việc nhà hầu như phó mặc cho bọn trẻ. Chiến tranh lạnh bắt đầu từ hôm thằng Hai sang nhà chúng tôi thông báo: con mương hôm trước đào là trên phần đất của nhà nó, ông bà già lẩm cẩm rồi nên giao cho chúng tôi giờ nó lấy lại. Thôi thì chịu chứ biết sao?
Chúng tôi phải kéo chiếc xuồng lên bờ, khi nào đi kiếm cá, ra sông lại phải ì ạch kéo ra bến đằng trước nhà. Không dừng lại ở đó, sức ép ngày một tăng dần. Không động dao thì động thớt, không chuyện này thì chuyện nọ. Anh em nhà bên đó liên tục kiếm chuyện mà mấy cậu cháu vẫn chưa hiểu vì sao? Mãi cho đến một ngày, ngày thanh minh năm đó khi 3 cậu cháu đang giẩy cỏ quanh những ngôi mộ của ông bà thì thằng Hai xuất hiện. Nó cầm theo cái phãng bén ngót, bước tới vạch 1 đường giữa hai ngôi mộ của ông bà cố và bảo: từ bên đây trở về là của gia đình tao, từ bên kia trở đi là của tụi mày. Ngôi mộ của ông bà cố được làm khá bề thế và ở vị trí trung tâm của cả miếng đất, như vậy chỉ 1 đường vạch nó đã lấy mất phân nửa đất của chúng tôi.
Tuổi trẻ khí thịnh nên 2 anh em tôi vác cuốc xông lên định chém nhau với hắn, nhưng cậu đã khoát tay ngăn cản. Cậu tôi chỉ nói: ông trời có mắt tụi con à, rồi kéo tụi tôi về. Cái rạch xuống đất của thằng Hai lúc đó đã đem chúng tôi về Sài Gòn trở lại.
Mười năm sau tụi tôi mới có cơ hội về thăm lại chốn cũ, khi đem bà ngoại về chôn ở đó theo ước nguyện của bà trước lúc lâm chung. Lúc đó hàng xóm láng giềng mới cho hay sau khi ông Bảy chết được vài năm thì anh em nhà đó cứ năm một theo nhau về dưới, tới nay chỉ còn thằng út là còn sống, và bà Bảy nữa. Còn ông cậu bí thư ngày xưa cũng đi tù mới về vì tội tham ô.
 Vật đổi sao dời, thật đúng là ông trời có mắt. Người ta còn kể sau khi đuổi được chúng tôi về Sài Gòn, một thời gian sau thì thằng Hai có kêu người bán phần đất đó. Nhưng không hiểu sao ai tới coi rồi cũng không ngày trở lại, để riết đất như đất hoang cỏ mọc um tùm.
Để làm sạch miếng đất chúng tôi phải thuê người làm cật lực cũng hết 3 ngày mới xong. Đó là chuyện sau nầy, khi bà Bảy kêu gia đình tôi tới để trả lại miếng đất ngày xưa bọn họ đã cướ


Bên Bỏ Cuộc....tập 3 - Cải Tạo


Chiếc xe đạp mất rồi, giờ mày tính sao?
Con đâu biết gì đâu sáng giờ con đi coi đánh bi da với anh Bảo mà. (anh Bảo là con mợ, người đang hỏi)
Hai ngày sau, mợ dẫn tôi đi qua phường 16 để coi thầy. Khi tới đó, sau khi kể cho thầy nghe đầu đuôi câu chuyện, mợ nói với thầy:
Thầy coi có người đó ở đây không?
Ở đó có 3 người, thầy đương nhiên là không phải, mợ lại càng không, chỉ còn lại tôi. Thầy trả lời chắc nịch: Không! Không có người đó ở đây.
Ra về, ngay sau đó ngoại cầm tiền đem qua cho mợ để đền chiếc xe bị mất nhưng tôi cản lại. Con không có làm, ngoại làm vậy chẳng khác nào thừa nhận?
Trong những câu chuyện thường ngày giửa những người hàng xóm. Ah, bà đại úy bửa nay đi đâu mà đẹp vậy? Hay bà thiếu tá sao tối qua đóng cửa sớm hen….Cho dù họ không kêu đích danh ê thằng con nhà trung sỹ, nhưng tôi cảm nhận được sự khinh thường từ họ. Khi đó tôi ở trọ nhà ngoại để đi học vì mẹ đi dạy rất xa, thưở ấy tôi học rất giỏi lúc nào cũng nhất nhì trong lớp. Rồi mẹ tôi cũng xin thuyên chuyển về gần nhà được, và tôi cũng trở về trong vòng tay của bà. Những đối xử bất công rồi tôi cũng quên theo thời gian.
Sau 1975 một thời gian tôi bị bắt lính (người ta gọi với tên gọi mỹ miều là trúng tuyển NVQS), 4 giờ sáng có 2 du kích vũ trang bằng súng trường CKC đập cửa và mang tôi lên xã, chắc họ sợ tôi trốn. Thế là tôi thành anh bộ đội cụ Hồ, trong 1 lần về thăm ngoại mấy năm sau đó, khi nghe tiếng gọi cửa thì thấy cậu về. Cậu đi cải tạo tuốt phương Bắc xa xôi trước cả khi tôi vào quân đội, tôi vui mừng chưa kịp mở miệng chào thì cậu đã cúi đầu: thưa cán bộ. Thì ra lúc đó tôi chưa thay bộ quân phục ra nên cậu nhìn không ra và tưởng là ông bộ đội nào đó….Cả mấy nhà trung úy, đại úy hàng xóm của cậu cũng thế dù đã biết là tôi là ai. Thế mới biết cái gọi là học tập cải tạo thật ghê gớm. Thật lòng mà nói trong lòng tôi lúc đó những hờn giận ngày xưa đã tiêu tán từ lâu, chỉ còn thấy thương cho những người ngày nào khạc ra gió ho ra lửa giờ trở nên mềm yếu thật đáng thương.

Lao động là vinh quang
Trong  nhiều năm liền khi nghĩ về quá khứ hắn vẫn không hiểu được là bằng cách nào mà hắn tồn tại. Bước vào tuổi 17 lẽ ra đầy mơ mộng và đầy ắp những khát vọng vào đời, hắn lại bước vào tương lai bằng việc làm bốc xếp cho cộng ty chất đốt. Tuần 2 lần hắn leo lên thùng xe reo (xe tải nặng 3 cầu chủ động) để họ chở hắn lên rừng bốc về những xì te củi (m3) mà thợ rừng đã cắt sẳn. Nay Lâm đồng, mai Bù Đăng, Bù Đốp có khi ra tận ngoài Tánh Linh xa xôi.
17 tuổi, 48 kilo hắn có vẻ gầy yếu của một  đứa trẻ suy dinh dưởng, không biết sức lực ở đâu ra mà hắn có thể lao động nặng nhọc trong cái môi trường khắc nghiệt đến vậy. Ngoài trời có khi lạnh cóng nhưng bọn bốc xếp tụi hắn thì mồ hôi lúc nào cũng ướt đẫm.Tuy nhiên thu nhập cũng khá, đủ cho hắn tồn tại. Thu nhập ở đây cần hiểu là bao gồm cả lương khoán việc cộng với những súc củi mà bọn hắn bao giờ cũng xin thêm đám thợ rừng và dùng số tiền bán được ăn nhậu sau mỗi chuyến đi.
18 tuổi sau một năm làm việc gia tài của hắn đã được thêm vào ngoài cái ba lô quần áo,  còn có thằng con trai hậu quả của mối tình với cô chủ quán cà phê tại chợ Bảo Lộc, nơi bọn hắn thường xuyên đậu ngủ lại sau khi bốc hàng trong rừng. Trong một lần nhậu xỉn hắn đã ngủ lại quán và hậu quả đã xảy ra, cô ấy không oán trách gì hắn vả lại cả hai lúc ấy đều chưa đủ kinh nghiệm sống để có thể phòng tránh việc ấy. Họ đã sống như bản năng yêu và được yêu, một thứ tình cảm mà những người trẻ tràn đầy. Bà mẹ của cô ấy đã thẳng tay đuổi hắn ra đường, khi hắn nghe tin và lên Bảo Lộc thăm con. Cả hai đều không có dũng khí để tạo ra bước ngoặc và chịu trôi theo số phận.
Đúng lúc đó thì hắn gặp ông Hai Tưởng, ông là một người nhỏ thó nhưng tửu lượng thật ghê gớm. Lần đầu Nhẫn gặp ông Hai là tại quán cầy tơ bình dân trong một con hẻm trên đường Cống Quỳnh. Nhẫn ngồi nhậu một mình và ông Hai cũng vậy, tới lần gặp gở thứ 3 thì họ xáp lại ngồi chung. Sau khi biết ông là một giáo sư dạy tại một trường đại học lớn hắn đã đổi cách xưng hô kêu ông bằng sư phụ. Rồi trong một lần ông dẫn hắn  về nhà chơi, tự nhiên hắn nói cho hắn ở nhờ hắn sẽ lo làm việc nhà cho ông. Nhưng Nhẫn cũng không ở với ông Hai Tưởng được lâu, vì chỉ hơn tháng sau mẹ hắn đã gọi về nhà vì xã gọi hắn đi nghĩa vụ quân sự.
Họ đã giử hắn lại cho đến gần 5 năm mới cho hắn xuất ngũ, trong thời gian ấy Nhẫn hầu như đã quên mất ông giáo sư khùng. Cho tới khi hắn đạp xích lô kiếm sống thì tình cờ họ lại gặp nhau, một lần nữa số phận họ lại gắn chặt với nhau. Nhẫn lại chuyển về nhà ông ở, nhưng không chịu bỏ nghề đạp xích lô. Hắn nói, con muốn được tự mình kiếm miếng cơm chứ không muốn dựa dẩm vào ai. Ngày đạp xe, tối về hắn phụ ông những công việc lặt vặt trong nhà vì ông chỉ sống một mình. Hắn chưa bao giờ mở miệng hỏi ông về chuyện nầy, kể từ lúc ở với ông thời gian trước khi đi bộ đội.
Trong một lần dọn dẹp nhà cửa, Nhẫn phát hiện ông Hai có một căn phòng bí mật trong đó chất đầy những chai, lọ và những ống nghiệm thủy tinh trông như một phòng thí nghiệm. Chiều hôm đó hắn đem việc nầy ta hỏi ông và ông Hai đã cho hắn biết sự thật. Ta cũng muốn nói với con vì đã tới lúc ta cần sự giúp sức của con, ông tiếp tục kể:
Chuyện là công trình nầy ông nghiên cứu đã hơn chục năm, từ trước ngày giải phóng. Nhưng sau nầy vì thiếu vật tư nguyên liệu nên bị chậm, mãi đến gần đây ông mới tìm được nguồn cung cấp nên sắp đi đến kết quả cuối cùng. Chỉ cần thực tế thí nghiệm trên động vật nữa là có thể biết mức độ thành công như thế nào, và ông rất kì vọng vào nó. Ông cuối cùng cũng không cho nó biết đó là chất gì và tác dụng ra sao. Cho tới một hôm trước khi nó đi chạy xích lô, ông đưa cho nó một gói nhỏ chất bột và bảo đây là chất làm cho con người trở nên hiền dịu và dễ bảo. Con hãy tìm cách cho một người đàn ông nào thô lỗ cục cằn uống vào để thí nghiệm. Nhẫn đã nhận mà không hề thắc mắc.
Hắn quên lửng gói bột cho đến khi ngồi nhậu với mấy thằng cùng chạy xích lô ở một đầu hẻm phố Tây, khi lấy gói thuốc hút thì gói bột cũng vô tình rơi ra. Hắn bèn lén bỏ vào ly rượu của thằng Đỉnh bò, thằng đầu gấu chuyên trấn rượu của tụi hắn, nhậu không bao giờ trả tiền mà thằng nào không vừa ý còn bị nó đánh lên bờ xuống ruộng. Bửa nhậu hôm ấy sau khi ngà ngà cả đám, thằng Nhẫn lại nhớ tới lời ông Hai khi nói về tác dụng của thuốc. Nó liền tìm cách gây sự với thằng Đỉnh bò để xem có tác dụng hay không. Phải nói là trong đám xích lô đó thằng nào cũng bị thằng  Đỉnh bò đánh trừ hắn, nhưng chuyện lễ phép nhún nhường là chưa hề. Nó chỉ nể vì Nhẫn là thằng có ăn học, nói năng đâu ra đó, và hình như cái gì cũng biết cho nên có gì cả bọn đều tìm nó để hỏi.
Sau khi cố tình khiêu khích thằng Đỉnh mấy câu mà không thấy nó nóng mặt như thường lệ, thằng Nhẫn dấn sâu hơn bằng cách chửi thẳng vào mặt nó lúc kêu tính tiền:
Đm cái thằng chuyên ăn ké, mầy cũng phải trả tiền nhậu như mọi người chớ?
Thằng Đỉnh làm tất cả bọn nó ngạc nhiên khi nói:
Dạ bửa nay để em trả tiền hết chổ này ạ.
Trong lúc say xỉn, cả đám bọn chúng cũng chỉ ngạc nhiên một chút rồi thôi nhưng thằng Nhẫn thì khác. Hắn biết rằng chất bột của ông Hai đã bước đầu có hiệu nghiệm, nhưng nó vẫn chưa báo cáo với ông. Trong suốt một tuần sau đó, khi cả hội cùng ăn hay chơi gì thì thằng Đỉnh bò lúc nào cũng lể phép cùng cả bọn, không khi nào nổi giận. Đúng vào lúc tụi nó đã tin là thằng nầy đổi tính thì thằng Đỉnh đánh chết thằng Hải lơ. Hôm đó như mọi khi, thằng Hải lơ kêu tính tiền xong là nó đưa tay thu tiền cả nhóm để hùn trả tiền nhậu. Khi tới thằng Đỉnh thì nó gạt tay ra và chửi:
-  Đm mày muốn chết hả?
Thằng Hải lơ đã quên mất thói quen xưa của nó nên chửi lại, thế là nên chuyện lớn. Hôm ấy thằng Đỉnh giống như thằng khùng, nó đánh thằng Hải thật tàn nhẫn. Không biết sức mạnh ở đâu mà 4,5 thằng xúm vào can ra cũng làm không lại nó. Khi nó dịu lại thì thằng Hải lơ dịu nhỉu như cọng bún, khắp mình mẩy đều có vết thương. Tụi nó vội chở nó vô nhà thương cấp cứu, nhưng khi trời sáng thì thằng Hải lơ đã vĩnh viễn lơ càng.

(còn không biết bao giờ tiếp)

Hắn là một người hư hỏng nhưng lại không đủ gan để hư hỏng đến tận cùng. Nhờ thế mà hắn còn đường để quay lại làm người, để chịu tội cho những gì mình đã gây ra trong quá khứ...

Biến cố ấy hắn suy sụp hẳn, sau khi kể hết toàn bộ sự việc với ông giáo sư hắn thu dọn hành trang và ra đi. Nỗi đau và sự ray rứt đeo đẵng theo hắn, vì hắn mà có 2 người gặp nạn. Người chết thì không biết vì sao mình chết, còn người sống thì không biết vì sao mình giết người. Hắn chuộc tội mình trong rượu suốt mấy năm liền, người không ra người ngợm không ra ngợm.

 Cho tới một hôm hắn gặp lại Khương tồ, một trong bốn người bạn thân thiết của hắn khi đi lính. Vào năm 1978 có một phong trào tình nguyện đi bộ đội trong giới sinh viên học sinh, tình nguyện ra trận chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới K. Kế bên đơn vị hắn là ban cơ yếu Quân đoàn. Bốn đứa ấy là đám sinh viên vừa hoàn thành khóa huấn luyện quân sự trong 3 tháng và được điều về ban cơ yếu làm nhiệm vụ. Điều đáng nói là cả bốn tên đều quen biết nhau từ trước ở Hà Nội, lớn lên cùng nhau trong khu tập thể rồi cùng nhau sơ tán khi cuộc chiến trên bầu trời HN trở nên ác liệt. Hà Nội trong suy nghĩ của chúng thân thương tới nỗi nó cũng là sự khát khao cháy bỏng của hắn mỗi khi nghe nói tới. Hắn ước ao được ăn bánh tôm Hồ Tây, được đi xe điện leng keng quanh thành phố nhỏ nhắn đó; được đi dạo quanh bờ hồ, hay lòng vòng quanh những con phố nhỏ. Lần đầu hắn biết về Hà Nội 36 phố phường, rồi cửa hàng Bách Hóa HN, cửa hàng Bodega, nhà hàng Phú Gia v.v…

Sau 1975, chúng theo cha mẹ trở về Nam, rồi học đại học và tình nguyện đi lính, thế là chúng gặp hắn. Một thằng Nam bộ rặc, chả biết gì sất, nghe kể bất cứ cái gì cũng khoái. Hắn khoái tụi nó thật cho nên từ dạo đó hắn toàn cậu cậu tớ tớ với chúng, bọn đầu gà đít vịt….He he he, hắn vẫn thường nói về chúng như thế do chúng đều có cha hoặc mẹ là dân Nam bộ đi tập kết. Do sinh trưởng ngoài Bắc cho nên dĩ nhiên chúng cũng nói tiếng Bắc, một thứ tiếng mà hắn cho là điệu đàng nhưng êm tai…


Khương tồ, cái Phương, cái Hằng, cái Hà là bọn 4 tên ấy. Chúng là nữ, nhưng với hắn chúng như con trai ấy. Đứa nào đứa nấy tóc ngắn củng cởn, to xác, ngoài cái Hà hay Hà kều còn có vẻ nữ tính 1 chút còn lại đều có vóc dáng như con trai. Có lẽ do thế mà chúng chơi thân với hắn. Khi Khương tồ dẫn hắn về nhà xong, nó bèn gọi cho 3 đứa kia tới để xử lý việc của hắn. Bọn chúng quyết định tạm thời hắn sẽ ở nhà cái Phương, chỉ vì nó chưa có gia đình lại mới được cơ quan cấp cho 1 căn hộ và căn hộ nầy lại không nằm trong khu tập thể. Cả bọn sẽ cùng nhau kiếm việc làm cho hắn, mọi việc còn lại sẽ tính sau. Bàn bạc xong xuôi cả bọn lại dong hắn ra quán ăn một chầu bún chả.

Ngày xưa khi còn ở chung trong quân đội, hắn và bè lũ bốn tên nầy rất hay tranh cãi. Về việc nầy hắn luôn cho rằng đó là do sự va đập của hai nền văn hóa, tỷ như hắn khi về phép lên thế nào cũng có 1,2 cuốn sách mà hắn thích như Chương Còm, Điệu ru nước mắt, Luật hè phố, hoặc kỳ công tìm mua cho bằng được cuốn Thơ Nguyên Sa toàn tập để cho bọn chúng mượn đọc. Còn bọn ấy lại đưa cho hắn nào là Thép đã tôi thế đấy, rồi Doctor Zhivago, tuyền sách của bọn Nga xô…Còn thơ thì Tây tiến, Đôi mắt người Sơn Tây…

Khi bọn ấy đọc:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi...
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...”
(Tây Tiến, tác giả Quang Dũng)

Thì hắn lại buông:

Năm ngón tay
Trên bàn tay năm ngón
Có ngón dài, ngón ngắn
Có ngón chỉ đường đi
Có ngón tay đeo nhẫn
Ngón tay tô môi
Ngón tay đánh phấn
Ngón tay chải đầu
Ngón tay đếm tiền
Ngón tay lái xe
Ngón tay thử coóc-sê
Ngón tay cài khuy áo

Em còn ngón tay nào
Ðể giữ lấy tay anh?
(Năm Ngón Tay, tác giả Nguyên Sa)

Chúng nó bằng tuổi nhau nhưng hắn có cảm giác bọn bè lũ bốn tên nầy già dặn hơn hắn, vì những thứ mà chúng đưa cho hắn coi đều khó đọc và có đôi chút khó hiểu. Khi bàn luận hắn có cảm giác bọn chúng hiểu tất cả những gì mà hắn đưa, còn hắn thì không, do đó hắn hay nói ngang kiểu ba làng không lại chọc cho chúng tức điên chơi, nhưng thường thì hắn thất bại. Không hiểu vì tính cách của chúng hay vì nền văn học mà chúng hấp thụ đều mang tính chiến đấu cao, không như hắn lúc nào cũng mơ mộng viễn vông.
Khi hắn đọc:
Lòng suối cạn phơi một bầy đá cuội
Rừng giáp rừng gió thổi cỏ lông măng
Đoàn quân anh đi những bóng cọp vằn
Gân mắt đỏ lạnh như tiền sắc mặt
Bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất
Dừng chân nơi đây nói chuyện tiếu lâm chơi
Hãy tựa gốc cây hãy ngắm mây trời …
Hãy tưởng tượng mình đang đi picnic
Kẻ thù ta ơi các ngài du kích
Hãy tránh xa ra đừng chơi bắn nheo
Hãy tránh xa ra ta xin tí điều
Lúc này đây ta không thèm đánh giặc
Thèm uống chai bia thèm châm điếu thuốc
Thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh
Kẻ thù ta ơi những đứa xâm mình
Ăn muối đá mà điên say chiến đấu
Ta vốn hiền khô ta là lính cậu
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem cuộc chiến như tai trời ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi
Suy nghĩ làm chi cho lao tâm khổ trí
Lũ chúng ta sống một đời vô vị
Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau
Mượn trời đất làm nơi đốt hỏa châu
Những cột khói giả rừng thiêng uốn khúc
Mang bom đạn chơi trò chơi pháo tết
Và máu xương làm phân bón rừng hoang

(Chiến tranh Việt Nam Và Tôi, thơ Nguyễn Bắc Sơn)

Thì bọn ấy lại đáp:

Anh đã đến bên bờ Hắc-hải
Ngày trong veo nắng trải biển êm
Những lòng thông thì thào trên bãi
Trời rất ta mà anh thiếu em

Hôm qua giặc ném bom Bãi Cháy
Cành phi lão giập gãy bên đường
Màu hoa tím bầm như máu chảy
Đêm hạ huyền rách cả màn sương

Động trái tim ta – trời Hà Nội
Ôi những cánh đào đất Nhật Tân
Lửa thiêu đốt lửa bừng dữ dội
Phố Mạc-tư-khoa rung dưới chân

Thảm rừng đây giỡn đùa bóng sóc
Vòi nước tuôn chuỗi ngọc trong ngời
Xa lạ quá. Đời ta đánh giắc
Chẳng đang lòng mỗi lúc ngồi chơi

Xin lỗi những rừng bạch dương Nga
Hôm nay chẳng muốn nhìn cái đẹp
Người còn đây, lòng đã về nhà
Đứng tiếp đạn bên nòng súng thép

Mắt em gái hiền như mắt thỏ
Nâng niu từng ngọn cỏ, mầm cây
Nay giặc Mỹ đến nhà ta đó
Em giết thù chẳng sợ run tay

Em ạ quê ta mùa đánh Mỹ
Dòng sông vẫn gọi những lời thơ
Đem cả tình yêu làm vũ khí
Xanh biếc lòng thông vẫn đợi chờ
 (Đem cả tình yêu làm vũ khí, Việt Phương)

Cứ như thế, bọn hắn tự diễn biến cùng nhau. Chiến tranh với mỗi người đều có cái dư vị khác nhau, nhưng với hắn hình như chiến tranh không là mối hiểm nguy thường trực, ngày xưa chiến tranh đi qua đời hắn như một câu chuyện đâu đó ở bên lề cuộc sống. Nó không hiện diện thường trực tới độ phải cảnh giác và căng thẳng, nó nhẹ nhàng hơn, kiểu như:
 Đại bác đêm đêm dội về thành phố người phu quét đường dừng chổi lắng nghe…vâng chỉ dừng chổi lắng nghe thôi chứ không sợ hãi trốn chạy.

Bọn chúng luôn tranh cãi, nhưng lại rất ư thân thiện không bao giờ lớn tiếng với nhau. Tình cảm giửa chúng thân thiết đến nổi có đôi khi hắn quên cả chúng là con gái mà gác chân lên mình cái Phương, còn cái Hà thì nằm dựa đầu lên bụng hắn. Nhưng quả thật chơi với chúng hắn có lợi rất nhiều, dù gì bọn chúng cũng mang những đặc tính của nữ nhân, do đó may vá quần áo chúng đều lo cho hắn, thậm chí tới giờ ăn cũng chờ hắn ăn chung rồi mang những thứ ngon lành đem từ nhà ra ăn thêm. Dĩ nhiên hắn là người ăn nhiều nhất, nhưng bọn chúng chả bao giờ than phiền gì về hắn. Thời gian sống chung với chúng, những thằng con gái không nhiều chỉ độ hơn năm, nhưng để lại cho hắn những kí ức hạnh phúc, vì hắn cho rằng tất cả bọn chúng đều hiểu nhau tường tận chỉ có điều không nói ra mà thôi…

Khi cái Phương đi làm hắn ngồi ngẫm nghĩ, chúng nó là bạn tốt nhưng mình không thể để liên lụy chúng được. Nhất là cái Phương, bề gì nó cũng là một kỷ sư trưởng phòng KCS một công ty lớn, lại chưa có gia đình giờ lại sống chung với một thằng có bộ dạng ăn mày như hắn thì ai mà coi cho được. Thế là hắn lại ra đi để lại mảnh giấy: Tớ đi đây, ở lại đây dù chỉ vài ngày khéo tớ yêu cậu mất.
Nhưng quả là bọn nó, bọn đầu gà đít vịt ấy không hiểu sao khi ở chung với bọn chúng hắn lại cảm thấy rất thoải mái. Lòng tràn đầy hân hoan hắn lên đường tìm lại cuộc đời….

PS: Nhiều năm sau khi gặp lại cái Hà, nó kể: ngày cậu ra đi cái Phương nó khóc suốt, sau cậu ngốc thế? Nó không có gia đình là có ý chờ cậu đấy, vậy mà cậu lại đành lòng bỏ đi như thế. Hắn chỉ cười đáp: thì tớ nào giờ thuộc loại ngốc xịt cơ mà…

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

KẺ CƯỚP VÔ HÌNH



Economic Corner – WEGREEN: Sự thật khó tin – 87 triệu người dân bị bốc hơi một nửa tổng tài sản sau 6 năm

Một thống kê sẽ khiến không ít người vội ôm chặt lây ví tiền của mình và chột dạ: Làm thế nào mà một người thông minh, chăm chỉ, mẫu mực như mình lại có thể dễ dàng bị ăn cắp và đang ngày càng trở nên nghèo khó đến thế?

TRONG 6 NĂM (2006 – 2012), ĐỒNG TIỀN VIỆT NAM MẤT GIÁ HƠN 50%. Nói cáchkhác, hơn 50% tài sản của người dân được chôn dưới 3 tấc đất từ năm 2006 tới nay sau 6 năm đã bị bốc hơi đi hơn một nửa. Thật vô cùng khủng khiếp. Vậy AI LÀ THỦ PHẠM CƯỚP TIỀN của gần 90 triệu người dân Viêt Nam một cách tinh vi, trắng trợn và dã man đến vậy? Câu trả lời, đó chính là LẠM PHÁT, hệ quả của của sự gia tăng phi mã của giá thuốc, giá thực phẩm, giá dịch vụ giáo dục,…

Hòa nhịp vào cơn sốt vi rút của nền kinh tế toàn cầu, Viêt Nam đang rơi vào những trận ốm co rút chưa có hồi kết thúc cho dù Chính phủ Viêt Nam đã bằng cách này hay cách khác kê đơn cho bệnh nhân nền kinh tế Việt Nam đang nằm liệt chiếu (tung tiền giải cứu bất động sản, giảm thuế, tăng tín dụng, hạ lãi suất cho vay, tái cấu trúc DNNN,…). Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2012 là 5,03% [1]- mức tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 1999. Cùng với mức tăng trưởng đáng thất vọng của một nền kinh tế được nhiều kỳ vọng và nhiều quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng được dự trù đạt 9,21%. Con số này là sự nỗ lực đáng kể của Chính phủ Việt Nam một năm qua ra sức bít lỗ hổng của nền kinh tế lấy DNNN làm chủ đạo, nơi mà sự suy sụp của khu vực doanh nghiệp này đã khiến toàn dân Việt Nam nghèo đi nhanh không kể xiết (lạm phát 18,13% riêng trong năm 2011).

Nếu so sánh mức tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam trong tương quan với các quốc gia khác trên thế giới, ta sẽ thấy được sự khác biệt về năng lực điều hành của bộ máy chính phủ các quốc gia [2]:
- CPI Trung Quốc: 1,901%
- CPI Phần Lan: 2,194%
- CPI Đức: 1,809%
- CPI Italy: 2,507%
- CPI Nhật Bản: -0,400%
- CPI Hàn Quốc: 1,622%
- CPI Indonexia: 4,320%

Sự yếu kém của Chính phủ không những khiến vị thế của nền kinh tế quốc gia bị suy giảm mà còn gây thiệt hại nặng nề tới tài sản của người dân. Đây là lý do tại sao tầng lớp trung lưu bị đẩy dần xuống tầng lớp nghèo, còn tầng lớp nghèo trở nên khánh kiệt hơn:
- Chỉ số CPI Việt Nam 2006: 6,57%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2007: 12,75%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2008: 19,87%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2009: 6,52%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2010: 11,75%
- Chỉ số CPI Việt Nam 20011: 18,13%
- Chỉ số CPI Việt Nam 2012: 9,21% (dự trù)
(nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Điều đó có nghĩa là trong túi của ai đó có 20 triệu vào cuối 2012 thì thực tế anh ta chỉ có chưa tới 10 triệu vào cuối năm 2006. Ai là nạn nhân hãy lên tiếng, & Tiền rơi vào túi ai, xin mời quý độc giả vào cuộc???

[1] http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217
[2] http://www.global-rates.com/economic-indicators/inflation/inflation.aspx

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=352959861469493&set=a.295680247197455.63320.246214618810685&type=1&theater